Chất tăng cứng bề mặt bê tông gốc Lithium Silicate


Chất tăng cứng bề mặt bê tông Lithium Silicate

Chất tăng cứng bề mặt bê tông lithium silicate đang trở thành đối thủ cạnh tranh lớn trên thị trường nếu so với các hóa chất tăng cứng có gốc sodium hoặc potassium, đặc biệt được các dịch vụ mài sàn bê tông sử dụng để tăng cường độ cứng, độ đặc cho nền xi măng. Cùng tìm hiểu lý do tại sao thị trường hóa chất tăng cứng bê tông lithium silicate lại tăng trưởng như vậy.

Sàn bê tông cần được tăng cứng trước khi thực hiện các giải pháp hoàn thiên bề mặt sàn khác như đánh bóng sàn bê tông, sơn epoxy,…

Hóa chất tăng cứng bề mặt bê tông lithium silicate hoạt động như thế nào?

Sodium, potassium, magnesium và lithium silicates phản ứng với hợp chất hóa học calcium – một dẫn xuất của quá trình thủy hóa xi măng – tạo ra calcium silicate hydrate (C-S-H), có tác dụng giống như thêm nước vào xi măng và làm cho bê tông thêm cứng hơn, bền chắc hơn. Trong quá trình hydrat hóa, hợp chất canxium được hòa tan trong nước và trồi lên khu vực bề mặt của tấm bê tông, là nơi mà silicate có thể phản ứng với nó. Chất C-S-H này được tạo ra và chủ yếu đọng lại nơi các lỗ chân lông và các đường chân chim li ti trên bề mặt bê tông.

Thông thường khi calcium hydroxide lên tới bề mặt của bê tông tươi, nó phản ứng với carbon dioxide trong khí quyển, tạo ra carbonation. Phản ứng này xảy ra tốt hơn nếu độ ẩm của bê tông cao và quá trình thở của bê tông được kéo dài. Quá trình này được tăng tốc bởi sự ấm lên của carbon dioxide.

Phản ứng này hòa tan silicat với canxi hydroxide bên trong bê tông cũng tạo ra hydroxit kim loại kiềm, lithium hydroxit, kali hydroxit hoặc natri hydroxit, tất cả đều gây ra bất lợi cho bê tông nếu có cốt liệu phản ứng với các hoạt chất này và có thêm độ ẩm hiển diện. Ngoài ra cũng có nguy cơ tiềm ẩn của silicate là tạo sủi bọt trong bê tông, cao nhất là với sodium, rồi tới potassium và thấp nhất là lithium. Chức năng của solidum, potassium, hoặc lithium trong silicate chỉ là làm tăng tính ổn định và hòa tan của silicate, do vậy nó có thể tồn tại tới khi nó thẩm thấu trong bê tông và sau đó tạo ra các phản ứng với calcium hydroxide dư thừa trong bê tông. Sodium, potassium, và Chất tăng cứng bề mặt bê tông Lithium Silicate thông thường không phản ứng với bê tông ở bất kỳ mức độ nào. Do vậy chúng không liên quan tới mục đích chính của việc làm cứng hóa bề mặt bê tông. Nhưng các hợp chất hóa học có thành phần từ natri, kali và magiê trong quá trình kết hợp với sự chà sát từ quá trình lăn bàn chà phải được loại bỏ trước khi chúng kết tinh trên bề mặt. Ưu điểm của lithium, khi thi công với trọng lượng chính xác – nó sẽ khô thành bụi. Nó cũng được xem là có tính kiềm cao hơn đáng kể, làm tăng độ PH của bề mặt sàn bê tông và làm giảm khả năng hoạt hóa của slilicat kiềm.

Chất tăng cứng bề mặt bê tông Lithium Silicate

So sánh hoạt hóa của chất tăng cứng bề mặt bê tông Lithium Silicate

Một trong những lý do để cân nhắc sử dụng hóa chất tăng cứng bê tông Lithium Silicate  thay vì sodium là việc thi công rất dễ dàng và nhanh chóng. Thông thường chỉ cần phun nhẹ liquid hardener lên bề mặt, thay vì phải trung hòa bề mặt sàn như các loại silicate khác, không cần phải tẩy rửa làm sạch sau khi thi công. Trường hợp phun quá nhiều, thì cần loại bớt ra trước khi nó tinh thể hóa như các loại silicate khác. Khả năng hoạt động cao đồng nghĩa chúng ta không cần sử dụng máy đánh sàn để ép hóa chất thấm sâu vào trong bê tông như các loại phụ gia tăng cứng hardener khác. Ngoài ra Lithium chỉ cần nồng độ loãng chứ không phải đặc như các loại hóa chất tăng cứng khác để đạt cùng một mức hiệu quả.

Các ion lithium có thể ổn định nhiều ion silicate hơn so với sodium trên cùng một khối lượng. Các lithium silicate thông thường có độ nhớt thấm hơn so với sodium hoặc potassium trên cùng một trọng lượng, do vậy lithium silicate có thể thẩm thấu sâu hơn và hiệu quả hơn. Quá trình thẩm thấu để làm cứng hóa bề mặt sàn bê tông chỉ trong khoảng từ 2mm tới 5mm nên loại chất tăng cứng nào cũng có thể được sử dụng.

Có một số giới hạn với công dụng của silicate, lưu ý quan trọng rằng silicate không phải là hợp chất đóng rắn bê tông. Nếu thi công tăng cứng bê tông mà mặt sàn đầy nước thì sẽ gây hạn chế sự xâm nhập của silicate, dẫn đến công tác cứng hóa bề mặt trở nên vô dụng.

Có 2 vấn đề cùng xảy ra đồng thời khi tiến hành phun tăng cứng bê tông bằng lithium silicate. Đầu tiên, lớp form bề mặt silicate khô đi và tạo thành vật liệu thủy tinh giúp tăng thêm một chút cường độ cho bê tông. Tiếp theo và quan trọng nhất, sau khi silicate thẩm thấu sâu vào bê trong lỗ rổng, lỗ chân lông của sàn bê tông, nó phản ứng cứng hóa một cách từ từ với canlcium hydroxide để tạo ra hợp chất C-S-H. Đây là quá trình làm cứng hóa bằng hóa học và tăng mật độ vật chất bên trong bê tông, quá trình này kéo dài khoảng 2 tuần chứ không phải trong vài giờ, tới khi sàn bê tông trở nên khô mất nước. C-S-H là thành phần chính để tạo ra độ cứng cho bề mặt bê tông, và với các sàn bê tông bị xốp, xấu thì phải thi công nhiều lần mới đạt được độ cứng tương đối chấp nhận được.

Hướng dẫn bảo trì vệ sinh sàn thi công tăng cứng lithium silicate

Nhiều nhà sản xuất chất tăng cứng bê tông lithium silicate trên thị trường, các hóa chất này có thể bán như chỉ lithium silicate, silicate với các chất hoạt động bề mặt để thấm sâu vào bên trong bê tông, hoặc với siliconate sẽ tạo ra calcium silicate từ từ làm tăng thêm độ bóng sáng theo thời gian, chống trầy xước, chống thấm. Bề mặt bê tông hoạt hóa với độ PH từ 10-20PH và không thay đổi với các chất tăng cứng. Do vậy, các hóa chất được sử dụng trong quá trình bảo dưỡng, vệ sinh có độ PH thấp hơn sẽ làm bề mặt bê tông bị xỉn màu, bị ố màu và làm hỏng bề  mặt sàn. Cần ghi nhớ rằng lớp hóa chất tăng cứng này thẩm thấu vào bên trong bê tông chứ không phải tạo ra lớp màng phủ bề mặt. Do vậy trong quá trình vệ sinh lau chùi, không sử dụng các chất tẩy rửa có tính axit mạnh để tránh làm xuống cấp hư hỏng bề mặt sàn.

Giá hóa chất tăng cứng bê tông gốc lithium silicate so với các loại khác

Các chất tăng cứng bê tông lithium, potassium, magnesium và sodium silicate đều có sẵn trên thị trường. Trong đó Lithium silicate là đắt nhất, còn sodium silicate là giải pháp rẻ tiền lại được sử dụng rộng rải trong công nghệ giặt ủi. Vài silicate hòa tan được đưa vào trong công thức sản xuất và có chất phụ gia làm ướt. Một số loại khác thi có sodium hoặc potassium,  phản ứng chậm với CO trong không khí ở khu vực áp suất bình thường, tạo ra các loại keo silicon chống nước tồn tại trong các lỗ chân lông của bê tông, ngăn cản các vết bẩn xâm nhập vào bề mặt bê tông và làm ố màu bê tông.

Các thương hiệu hóa chất tăng cứng bê tông có chứa Lithium Silicate

Tại Việt Nam, hiện đang có nhiều công ty hóa chất cung cấp các hóa chất tăng cứng và hóa chất làm đặc bê tông có chứa lithium silicate, trong đó các công ty mài đánh bóng sàn bê tông rất ưa chuộng và sử dụng rộng rãi các nhãn hiệu sau:

DAYTON LITHIUM HARDENER

  • Tăng cường độ cứng cho mặt sàn bê tông.
  • Chống bụi không bong tróc.
  • Chống thấm ngược và dầu nhớt.

MAPECRETE LI HARDENER

Chất xử lý bề mặt ở dạng lỏng làm từ lithium silicate có tác dụng gia cường kết nối, đối với sàn bê tông mới hoặc cũ và bề mặt bê tông được rải bằng cát thạch anh

Mc Con- lithium hardener

  • Cải thiện khả năng chống mài mòn, chống trầy xước của bề mặt bê tông.
  • Bảo vệ và kéo dài tuổi thọ bề mặt bê tông lâu hơn.
  • Bề mặt bê tông không lên bụi
  • Dễ dàng thi công
  • Sử dụng cho cả bề mặt bê tông mới và cũ

Us Crete Lithium
Dung dịch tăng cứng gốc Lithium Silicat có tác dụng làm đặc và cứng bê tông từ đó gia tăng tuổi thọ bề mặt, cải thiện khả năng chống bụi, chống trầy xước, chống va đập

Ngoài ra còn một số hóa chất tăng cứng sàn bê tông khác thông dụng trên thị trường như C² LITHIUMPeneseal FH, Euco Diamond Hard, Sikafloor Chapdur Grey, DG C001, Deco Crete

 

 

0946.038.728